Công ty TNHH Tư vấn Tổng hợp AZ

HomeBài viếtTổng hợpNhững lưu ý khi xuất hóa đơn hàng khuyến mại không thu tiền

Những lưu ý khi xuất hóa đơn hàng khuyến mại không thu tiền

Mở đầu

Trong quá trình kinh doanh, việc khuyến mại để thu hút khách hàng là một trong những hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhiều anh chị làm kế toán vẫn còn thắc mắc về việc xuất hóa đơn đối với hàng khuyến mại không thu tiền. AZ sẽ chia sẻ với các anh chị một số thông tin và lưu ý khi xuất hóa với hình thức này.

Khuyến mại là gì?

Theo quy định tại Điều 88, Luật Thương mại 2005 thì:

Điều 88. Khuyến mại

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

Luật Thương mại 2005

Quy định về việc thực hiện hoạt động khuyến mại

Quy định về hạn mức tối đa về giá trị [hàng hóa, dịch vụ] dùng để khuyến mại

Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khác theo quy định (tham khảo link chi tiết bên dưới)

Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP – Tham khảo thêm tại đây

 Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khác theo quy định (tham khảo link chi tiết bên dưới)

Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP – Tham khảo thêm tại đây

Cách tính giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Trường hợp 1: Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại


Giá trị = Giá thanh toán để mua hoặc Giá thị trường tại thời điểm công bố;

* Giá thanh toán hay Giá thị trường nêu ở trên là của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Trường hợp 2: Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ


Giá trị = Giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 81/2018/NĐ-CPTham khảo thêm tại đây

Chương trình khuyến mại

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%….

Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP – Tham khảo thêm tại đây

Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 gồm:

a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương […];

b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:

  • Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
  • Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.
Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP – Tham khảo thêm tại đây

Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật) có trách nhiệm đăng ký thực hiện khuyến mại với Sở Công Thương.

Quy định về cách xuất hóa đơn hàng biếu tặng, khuyến mại

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, […] )

Khoản 1, Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP – Tham khảo thêm tại đây

Như vậy, các trường hợp cho, biếu tặng, khuyến mại, doanh nghiệp đều cần xuất hóa đơn ghi rõ và đủ các chỉ tiêu như lập hóa đơn bán hàng thông thường, đồng thời ghi rõ “Hàng tặng không thu tiền” hoặc “Hàng khuyến mại không thu tiền”.

Cách xuất hóa đơn hàng biếu tặng

Trường hợp 1: Hàng tặng có đăng ký với sở Công Thương, kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ


Khi viết hóa đơn, sản phẩm cho tặng cần phải ghi thêm là “hàng khuyến mại không thu tiền”. Phần đơn giá và thành tiền sẽ để trống. Theo quy định hiện hành, kế toán không cần hạch toán thuế suất đầu ra của hàng tặng.

Trường hợp 2: Hàng tặng có đăng ký với sở Công Thương, không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ


Khi viết hóa đơn, sản phẩm cho tặng chỉ cần ghi đúng tên sản phẩm. Phần đơn giá và thành tiền sẽ để trống. Theo quy định hiện hành, kế toán không cần hạch toán thuế suất đầu ra của hàng tặng. Đây thường là các trường hợp doanh nghiệp mang hàng hóa đi biếu tặng khách hàng hoặc nhân viên nhân các dịp đặc biệt.

Trường hợp 3: Không đăng ký với Sở Công Thương và không kèm điều kiện


Khi viết hóa đơn, sản phẩm cho tặng chỉ cần ghi đúng tên sản phẩm. Phần đơn giá sản phẩm sẽ được tính theo Mục 1.2. Theo quy định hiện hành, kế toán phải hạch toán thuế suất đầu ra của hàng tặng.

Kết

Như vậy, trong bài viết này, AZ đã chia sẻ một số thông tin về khuyến mại cũng như cách ghi hóa đơn trong trường hợp khuyến mại không thu tiền. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho anh chị. Nếu có thắc mắc, anh chị vui lòng liên hệ AZ để được hỗ trợ thêm.

Xem thêm:

Bài viết khác

Chia sẻ ngay

Leave a Reply